Bệnh lậu là gì? nguyên nhân? cách điều trị [update 2020]

Lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Bất kỳ người nào có hoạt động tình dục cũng có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt hay gặp ở người trẻ. Nhưng nhiều người mắc bệnh lại không có triệu chứng, hoặc chỉ có những biểu hiện thoáng qua. Do vậy, việc phát hiện bệnh gặp nhiều khó khăn, bệnh không được điều trị, dẫn tới những biến chứng nguy hại cho sức khỏe.

bệnh lậu là gì

Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến bệnh lậu là gì? nguyên nhân lây bệnh lậu? biểu hiện của bệnh lậu? tác hại của bệnh lậu? cách điều trị bệnh lậu? chi phí chữa bệnh lậu? một cách cụ thể nhất!

tư vấn

1. Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là một căn bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn có tên gọi là Neisseria Gonorrhoeae hinh hạt cà phê gây nên; bệnh này có những biểu hiện khó có thể nhận ra nên phần lớn người bệnh phát hiện ra thì bệnh đã nằm ở giai đoạn mãn tính đến lúc này người bệnh mới bắt đầu đi chữa trị; bệnh lậu được đánh giá là một trong những bệnh xã hội khá là nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng về sau cho bệnh nhân.

Phần lớn các trường hợp mắc lậu do quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh. Càng có nhiều bạn tình, nguy cơ mắc bệnh của bạn càng cao. Một số ít người bị lây bệnh do dùng chung quần áo, khăn, chậu bị nhiễm song cầu lậu. Khi người mẹ đang mang thai bị bệnh, họ có thể truyền vi khuẩn cho con khi sinh, gây viêm kết mạc mắt do lậu cho đứa trẻ.

Những người có sức đề kháng kém sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lậu lây lan và phát triển.

Ngoài ra, bệnh lậu một số vùng miền còn được gọi tên là bệnh kim la hoặc bệnh nổ bô.

2. Nguyên nhân gây bệnh lậu


- Bệnh lậu lây lan qua đường tình dục là chủ yếu. Và thường xảy ra với người nhiều bạn tình do ý thức quan hệ không được đảm bảo.

- Bệnh lây lan gián tiếp sẽ ít hơn so với bệnh lây lan qua con đường trực tiếp (như qua dụng cụ khám bệnh có dây mủ lậu chưa được tiệt trùng kỹ)

- Bệnh lậu cũng có thể lây từ mẹ sang con (mẹ bị lậu không được phát hiện điều trị, trong cuộc đẻ con chui qua đường sinh dục bị dây mủ lậu bị lậu mắt )

>> Cơ chế hoạt động của vi khuẩn lậu đối với cơ thể người bệnh: Sau khi quan hệ với bạn tình có bệnh, vi khuẩn lậu có sức bám dính vào màng tế bào biểu mô trụ của đường tiết niệu sinh dục người bình thường, chính điều này sẽ khiến người bình thường nhanh chóng bị lây nhiễm bệnh ngay sau khi quan hệ tình dục.

bệnh lậu là gì

3. Những biểu hiện của bệnh lậu thường gặp

Nắm rõ biểu hiện bệnh lậu từ những ngày đầu là cách để bạn nhận diện bệnh sớm và hiệu quả: 

3.1 Biểu hiện của bệnh lậu dương vật

Đây là triệu chứng ở nam giới thường xuất hiện sau 3 – 5 ngày kể từ khi tiếp xúc với vi khuẩn, trường hợp sớm nhất là 1 ngày, chậm nhất là 2 tuần. Trước khoảng thời gian này, dù bạn không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, bạn vẫn có khả năng lây bệnh cho bạn tình.

Phần lớn nam giới bị mắc bệnh có những triệu chứng sau:
  • Ban đầu có cảm giác khó chịu dọc niệu đạo, kèm theo đái dắt (đái lắt nhắt nhiều lần trong ngày nhưng số lượng nước tiểu ít), đái buốt.
  • Đái ra mủ (nước tiểu đục), có thể chảy ra dịch đục ở lỗ niệu đạo, đặc biệt khi vuốt dọc từ gốc dương vật.
  • Lỗ niệu đạo, bao quy đầu sưng đỏ. Đôi khi bệnh nhân có sốt, mệt mỏi

Một số trường hợp mắc bệnh nhưng lại không có triệu chứng hoặc triệu chứng mờ nhạt nên bị bỏ qua. Những bệnh nhân này thường không được điều trị dẫn tới bệnh kéo dài, lây truyền cho cộng đồng.

Sau 1 tháng mắc bệnh mà không điều trị hoặc điều trị không đúng, bệnh sẽ chuyển thành lậu mãn tính. Khi đó, các biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu mủ sẽ giảm, bệnh nhân có cảm giác nóng rát dọc niệu đạo khi đi tiểu, hiện tượng đái mủ chỉ còn vào lúc sáng sớm . Bệnh có thể có các biến chứng như: áp xe, viêm tuyến tiền liệt… với các triệu chứng đi kèm: sưng tấy dương vật, nóng đỏ tại vị trí ổ áp xe, sốt, mệt mỏi…

Nếu bạn muốn hiểu hơn về các bệnh xã hội hãy xem thêm tại BLOG CHIA SẺ - Tư Vấn Sức Khỏe Nam Nữ

3.2 Biểu hiện của bệnh lậu ở vùng kín

Đây là biểu hiện ở nữ giới với các triệu chứng thường nhẹ và kín đáo hơn, dễ nhầm với các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác. Thường sau khoảng 5 – 7 ngày tiếp xúc với mầm bệnh, có khi kéo dài sau 2 tuần, bệnh nhân có thể có các biểu hiện:
  • Rối loạn tiểu tiện: đái buốt, đái dắt, đái ra máu, đái mủ, chảy mủ niệu đạo.
  • Đau âm ỉ vùng bụng dưới, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở vùng kín. Giao hợp đau.
  • Vùng kín của bạn tiết dịch âm đạo một cách bất thường, liên tục với số lượng lớn,
  • Sưng tấy, viêm đỏ vùng âm hộ, âm đạo.
  • Âm đạo bị xuất huyết bất ngờ không phải do tới chu kỳ kinh nguyệt hoặc chảy máu sau khi quan hệ.
Các biểu hiện của bệnh lậu ở nữ giới thường nhẹ, song điều đó không tỷ lệ thuận với mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hại: viêm niêm mạc tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng…có thể dẫn tới vô sinh.

3.3 Biểu hiện của bệnh lậu ở mặt

Ngoài cơ quan sinh dục, vi khuẩn lậu còn có thể gây bệnh ở các vị trí khác trên khuôn mặt. 
  • Xuất hiện nhiều mảng màu trắng, màu vàng, khiến cho vùng niêm mạc tại khoang miệng bị viêm và bị loét. Các triệu chứng của bệnh lậu này thường được người bệnh bỏ qua vì họ nhầm tưởng sang bệnh viêm họng, viêm amidan.
  • Vùng bên trong mắt có biểu sưng đỏ, việc cử động khó khăn kèm theo các dịch mủ trắng đục. Nếu để lâu gây viêm kết mạc, giác mạc thậm chí là mù lòa. Triệu chứng ở mắt này chủ yếu mẹ lây truyền sang con hoặc dùng đồ chung với người bệnh lậu. 
bệnh lậu là gì

4. Dấu hiệu mắc bệnh lậu

4.1 Đối với nam

+ Giai đoạn ủ bệnh khá là nhanh là từ 3 – 5 ngày sau khi quan hệ tình dục với người bị bệnh lậu (chậm nhất là 14 ngày).

+ Biểu hiện:

- Trên 90% các trường hợp người mắc bệnh lậu sẽ có biểu hiện bị viêm niệu đạo trước.

- Người bệnh có cảm giác ngứa nhiều hoặc ít ở miệng sáo, hố thuyền, các mép của miệng sáo trở nên tấy đỏ.

- Chất nhầy chảy ra kèm theo cảm giác đái nóng, buốt nhẹ. Sau đó chảy mủ màu trắng đục hoặc vàng đục. Cảm giác nóng buốt tăng lên rõ, có khi đái rất buốt làm bệnh nhân phải đái từng giọt, thử nghiệm nước tiểu 2 cốc thì chỉ có cốc nước tiểu thứ nhất đục.

- Khi bệnh không được điều trị kịp thời và đầy đủ: sau 10- 15 ngày, bệnh nhân bị đái dắt, đái khó, có thể đái ra vài giọt máu cuối bãi, mủ chảy ra nhiều, hạch bẹn có thể sưng đau, hay bị cường dương và đau rát khi dương vật cương lên. Thử nghiệm nước tiểu 2 cốc thì cả 2 cốc đều đục.

- Sau 1 tháng nếu không điều trị sẽ trở thành lậu mãn tính khi đó các triệu chứng đái buốt đái dắt giảm, chỉ có giọt nhầy mủ lúc sáng sớm chưa đi tiểu gọi là dấu hiệu giọt ban mai. Lúc này nếu không để ý bệnh nhân thấy ít dịch tưởng tự khỏi, nên vô ý lây lan cho bạn tình.

- Mặc dù đã được điều trị đúng cách và phụ theo một số trường hợp bệnh khác nhau song bệnh lậu vẫn sẽ để lại các tổn thương nguy hiểm ở các tuyến trong dương vật.

+ Biến chứng:

- Bệnh gây viêm ống dẫn tinh và mào tinh hoàn.

- Gây viêm túi tinh và ống phóng tinh.

- Gây viêm dưới niêm mạc niệu đạo gây nhiều túi mủ xung quanh niệu đạo, ít khi vỡ ra ngoài

4.2 Đối với nữ giới

+ Giai đoạn ủ bệnh: 

- Thường từ 2 tuần trở lên.

- Người bệnh lúc mới bị bệnh sẽ khó phát hiện ra. Biểu hiện có thể là đái dắt, đau sau khi giao hợp, đau vùng xương chậu.

- Khám thấy viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung có mủ, viêm âm hộ, âm đạo, có khi viêm tuyến Bartholin, viêm niệu đạo và tuyến Skène.

- Đa số các trường hợp bệnh bắt đầu bằng viêm niệu đạo kín đáo. Bệnh nhân đái khó, có cảm giác nóng hay rát khi đi tiểu, lỗ niệu đạo  bình thường, ấn vào niệu đạo có  mủ chảy ra (khám sau khi đi tiểu ít nhất 3 giờ)

- Viêm cổ tử cung: biểu hiện bằng ra khí hư, lỗ cổ tử cung có thể đỏ, trợt phù, lộ tuyến .

- Viêm phần phụ (vòi trứng): viêm lan từ âm đạo, cổ tử cung lên. Hiếm khi theo đường máu.

Tuy nhiên 80% ở nử giới không có biểu hiện gì, nên họ không biết mình bị bệnh là nguyên nhân lây lan trong cộng đồng.

Người bị mắc bệnh lậu ở hậu môn hoặc miệng sẽ có những biểu hiện sau:

+ Viêm hậu môn - trực tràng do quan hệ bằng đường hậu môn.  

+ Hậu  môn - trực tràng đau và tiết dịch mủ.

+ Viêm họng do lậu: thường xảy ra với người quan hệ đồng giới.

+ Viêm khớp do lậu (xảy ra đồng thời ở giai đoạn đầu ở đường sinh dục).

Biểu hiện ở da vùng sinh dục : có những túi mủ, mụn mủ khu trú gần bộ phận sinh dục.

Phản ứng toàn thân có thể có dát đỏ, ban mề đay hoặc hồng ban đa dạng do phản ứng quá cảm ứng của cơ thể với song cầu lậu.

+ Lậu mắt : viêm kết mạc có mủ ở trẻ sơ sinh do lậu ( vi khuẩn được truyền sang trẻ sơ sinh trong khi sinh đẻ). Có thể có biến chứng loét giác mạc, thủng giác mạc.

5. Cách xác định mắc nhiễm bệnh lâu

  • Chẩn đoán qua triệu chứng biểu hiện:
- Bệnh nhân sẽ được hỏi về tình trạng bệnh lý, hoàn cảnh mắc bệnh như thế nào và thời gian mắc bệnh bao lâu

- Ở nam giới: Bệnh có biểu hiện khi nam giới mắc bị viêm niệu đạo và tiết dịch niệu đạo.

- Ở nữ giới: Biểu hiện bằng việc chị em phụ nữ sẽ bị đau bụng dưới và ra khí hư.

  • Chẩn đoán qua xét nghiệm:
- Phương pháp 1

Xét nghiệm trực tiếp: nhuộm bệnh phẩm, soi thấy vi khuẩn lậu bắt màu gram (-) nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân.

- Phương pháp 2:

Nuôi cấy, phân lập : Môi trường thích hợp nhất là môi trường chọn lọc Thayer- martin hoặc thạch sôcola,  nhiệt độ 35- 36°C, CO2 3%- 10%. Xác định sự có mặt các khuẩn lậu từ 24 giờ đến 48 giờ.

Chẩn đoán phân biệt :  Với các viêm niệu đạo không phải  do vi khuẩn  lậu.

- Phương pháp 3:

Xét nghiệm sinh học phân tử (CPR) 

Kỹ thuật PCR cho phép phát hiện đồng thời hai tác nhân gây bệnh Chlamydia trachomatis và Neisseria gonorrhoeae trong cùng 1 lần tiến hành xét nghiệm. Là phương pháp với độ chính xác cao nhất.

***Lưu ý khi đi xét nghiệm: Không dùng thuốc kháng sinh, hoặc tạm dừng kháng sinh sau 3-5 ngày trước khi kiểm tra.


bệnh lậu là gì

6. Điều trị bệnh lậu ở nam và nữ

Tùy theo tình trạng và mức độ của bệnh, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp với người bị bệnh lậu. Do đó, ngay sau khi có các dấu hiệu bị bệnh, người bệnh nên chủ động đi khám để có hướng điều trị tốt nhất nếu mắc bệnh.

Có 2 phương pháp phổ biến nhất hiện nay để chữa trị bệnh lậu đó là điều trị nội khoa và ngoại khoa. Cả  hai phương pháp này đều có hiệu quả chữa bệnh rất tốt nếu người bệnh phát hiện bệnh ngay từ những gian đoạn đầu khi bệnh mới khởi phát.

6.1. Sử dụng phương pháp nội khoa để điều trị bệnh lậu

Khi phát hiện bệnh lậu ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể tiến hành điều trị nội khoa. Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ kê đơn dưới dạng thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc tiêm. Các loại thuốc này sẽ có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Từ đó làm giảm các triệu chứng gây bệnh lậu.

Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc được dùng để điều trị lậu thường chỉ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn mà không thể tiêu diệt hoàn toàn được vi khuẩn gây bệnh. Do đó, người bệnh cần phải tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ khi điều trị bệnh lậu.

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống mà không có chỉ định của bác sĩ bởi việc dùng thuốc khi không qua thăm khám sẽ khiến cho bệnh lậu ngày càng nghiêm trọng hơn.

6.2. Điều trị bệnh lậu bằng phương pháp DHA

Phương pháp DHA trong điều trị bệnh lậu được xem là phương pháp tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay mà nhiều chuyên gia, bác sĩ thường áp dụng khi điều trị cho bệnh nhân bị lậu. Thường phương pháp này sẽ được tiến hành điều trị cho các trường hợp bị lậu nặng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Phương pháp này là sự kết hợp giữa việc sử dụng kỹ thuật nhiệt điện trường, bức xạ nhiệt với kỹ thuật điện dung để loại bỏ các ổ vi khuẩn gây bệnh. Công nghệ DHA sẽ phát ra các sóng điện từ với năng lượng cực lớn nên nó sẽ thẩm thấu từ từ vào sâu bên trong để loại bỏ được vi khuẩn gây bệnh.

Ưu điểm của phương pháp DHA trong điều trị bệnh:

+  Dễ dàng tiêu diệt mầm bệnh và cơ thể sẽ được tăng cường khả năng miễn dịch tốt hơn sau khi điều trị xong.

+ Ngăn chặn quá trình tái phát bệnh hiệu quả.

+ Giúp người bệnh không cảm thấy đau đớn và khó chịu khi điều trị. Đặc biệt, phương pháp DHA giúp hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra khi người bệnh tham gia chữa trị.

+ Tiêu diệt được tận gốc mầm mống gây bệnh nên tỉ lệ chữa khỏi bệnh lậu bằng phương pháp DHA rất cao.

7. Bệnh lậu ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Lậu là một trong những căn bệnh truyền nhiễm tuy không ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh nhưng nó lại gây nên rất nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe. Trong đó phải kể tới một số tác động sau:

7.1. Tác nhân trực tiếp gây nên các bệnh nam khoa và phụ khoa

Lậu là do vi khuẩn xâm nhập gây ra. Do đó, khi xâm nhập vào bộ phận sinh dục, vi khuẩn lậu sẽ gây ra rất nhiều loại bệnh khác như viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm âm đạo. Ngoài ra, các bệnh như viêm mào tinh hoàn, viêm cổ tử cung, buồng trứng, viêm vòi trứng và viêm phần phụ ở nữ giới cũng là các bệnh thường gặp nếu bệnh nhân bị bệnh lậu.

7.2. Bệnh lậu ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống

Bệnh lậu là căn bệnh lây nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Người bệnh thường có tâm lý tự ti, mặc cảm và rất ngại giao tiếp với người ngoài khi bị mắc bệnh.

Chức năng sinh lý cùng những khoái cảm tình dục ở người bị bệnh lậu thường bị giảm sút một cách nghiêm trọng. Chính vì vậy, bệnh lậu ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tình dục của người bệnh. Tâm lý e ngại, sợ lây nhiễm bệnh sẽ khiến cho người bệnh không dám gần gũi với người bạn đời, bạn tình của mình.

7.3. Khả năng sinh sản bị ảnh hưởng khi bị bệnh lậu

Người bị mắc bệnh lậu sẽ có khả năng bị vô sinh và hiếm muộn nhiều hơn so với người bình thường. Bởi bệnh lậu sẽ làm tăng nguy cơ viêm tắc vòi trứng và tuyến tiền liệt…nên chức năng sinh sản ở cả nam và nữ đều bị ảnh hưởng rất nhiều.

7.4. Một số ảnh hưởng khác do bị lậu gây ra

Bệnh lậu lây truyền từ mẹ sang con và đứa trẻ bị lây nhiễm vi khuẩn lậu sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến thể chất cũng như tinh thần. Nó khiến cho trẻ dễ có nguy cơ mắc các bệnh như viêm mắt, viêm phổi và viêm da nhiều hơn.

Ngoài ra, nguy cơ bị mắc các bệnh xã hội của người bị bệnh lậu sẽ cao hơn rất nhiều. Đặc biệt, khả năng lây bệnh ra cộng đồng là rất lớn nếu người bị bệnh vẫn tiếp tục quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người khác. Nếu quan hệ bằng miệng, hậu môn mà không có bất cứ biện pháp bảo đảm an toàn nào thì khả năng bị lây nhiễm bệnh lậu ở miệng, họng và hậu môn là rất cao.

bệnh lậu là gì

8. Địa chỉ điều trị bệnh lậu ở đâu? chi phí bao nhiêu tiền?

- Nếu bạn chọn một bệnh viện, phòng khám hay cơ sở y tế chất lượng thì chúng tôi có thể giới thiệu bạn phòng khám phượng đỏ là địa chỉ khám và chữa bệnh lâu một cách hiệu quả và đảm bảo độ an toàn cực cao hơn nữa mức chi phí cũng không quá cao so với bên ngoài. Phòng Khám Phượng Đỏ là sự lựa chọn hầu hết của đa số bệnh nhân tại Hải Phòng và các tỉnh thành miền Bắc hiện nay. Phòng khám áp dụng nhiều phương pháp hiện đại đến từ nhiều nền y học phát triển như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Úc...

 Sở dĩ phòng khám nhận được nhiều sự ủng hộ từ bệnh nhân là nhờ vào các ưu điểm sau đây:

 ► Tập hợp được nhiều bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn, tận tâm với nghề

 ► Sở hữu cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi, hiện đại với không gian thăm khám vô trùng hoàn toàn.

 ► Luôn cải tiến, nâng cao phương pháp điều trị, áp dụng các phương pháp mới vào quá trình điều trị.

 ► Chi phí thăm khám niêm yết theo đúng quy định của Bộ Y tế, mọi khoản thu đều được công khai rõ ràng.

 ► Bảo mật thông tin nghiêm ngặt, không cung cấp thông tin bệnh nhân với bên thứ ba nếu không có sự đồng ý của bệnh nhân.

9. Lời khuyên dành cho người đang điều trị bệnh lậu

+ Trong thời gian điều trị bệnh lậu, người bệnh cần tuyệt đối không quan hệ tình dục bởi nó sẽ làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm cũng như ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chữa bệnh.

+ Khi biết mình bị bệnh lậu, người bệnh không nên dấu diếm mà hãy chia sẻ với người bạn đời, bạn tình của mình để cùng nhau đi khám và điều trị nhằm mục đích hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm bệnh.

+ Tuyệt đối tuân thủ theo đúng hướng dẫn và yêu cầu của bác sĩ điều trị đưa ra. Không được tự ý bỏ ngang quá trình điều trị bệnh.

+ Thực hiện uống nước đầy đủ mỗi ngày để loại bỏ các vi khuẩn lậu ra khỏi cơ thể.

10. Cách phòng tránh bệnh lậu

Để có thể phòng ngừa bệnh lậu một cách hiệu quả và hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm ở người bệnh, chúng ta cần phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh sau đây:

+ Quan hệ tình dục an toàn và chỉ nên có một người bạn tình duy nhất. Hạn chế các kiểu quan hệ tình dục bằng đường miệng  hay hậu môn.

+ Tuyệt đối không dùng chung các món đồ cá nhân với người khác. Đặc biệt là khi tới những nơi công cộng, đông người  như nhà nghỉ, khách sạn, bạn nên mang theo các vật dụng cá nhân riêng để dùng.

+ Nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần để sớm phát hiện ra các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà…

+ Nên khám phụ khoa trước khi mang thai và trước khi sinh để loại bỏ yếu tố lậu có thể lây truyền từ mẹ sang con.

+ Chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể luôn được khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt chống chọi với mọi loại bệnh tật.

Bệnh lậu là căn bệnh có nguy cơ lây nhiễm rất cao trong cộng đồng. Bệnh này cực kỳ nguy hiểm nếu không sớm phát hiện và điều trị sớm. Do đó, ngay khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người bệnh không nên chủ quan mà hãy chủ động đi khám để có phương án điều trị và hỗ trợ phòng ngừa tốt nhất.

điều trị bệnh lậu

Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ
Địa chỉ điều trị bệnh lậu uy tín nhất tại Hải Phòng

Địa chỉ: 498 Nguyễn Văn Linh, Phường Vĩnh Niệm, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng


tư vấn

Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Nhận xét